Xét nghiệm nước tiểu ( hay còn gọi là tổng phân tích nước tiểu) là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng giúp đánh giá một số bệnh lý viêm nhiễm ở hệ sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ. Đây là một trong những xét nghiệm rất thường gặp, tuy nhiên chắc hẳn khi nói đến việc xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì, nhằm mục đích gì, làm như thế nào thì không hẳn ai cũng nắm được.
Các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội cho biết, nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, nó chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Những thay đổi về các chỉ số hoá lý và nhất là thay đổi thành phần hoá học sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
Xét nghiệm nước tiểu nhằm những mục đích sau:
Phát hiện tình trạng mất nước
Thường thì nước tiểu có màu vàng nhạt, và sẽ nhạt dần cho đến không màu trong suốt cả ngày. Nước tiểu màu vàng sẫm có thể là biểu hiện của tình trạng mất nước, thiếu nước khiến nước tiểu cô đặc, nồng độ các chất cặn bã vượt mức
Phát hiện ung thư vú
Pteridines là nhóm chất chuyển hóa được bài xuất ra nước tiểu. Người ta thấy rằng các bệnh nhân ung thư sẽ bài xuất chất này nhiều hơn mức “bình thường”. Do đó, việc xác định lượng pteridines trong nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X quang vú.
Phát hiện ung thư tinh hoàn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc xét nghiệm nước tiểu, dùng que thử thai có thể phát hiện ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, nam giới không nên dùng xét nghiệm thử thai tại nhà như một công cụ để tự chẩn đoán ung thư tinh hoàn. Để phát hiện, nam giới có thể đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.
Phát hiện bệnh tiểu đường
Ở những trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, lượng đường tích tụ trong máu sẽ cao, thận rất khó để lọc bỏ, do đó, lượng đường sẽ được bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu. Việc làm xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra bệnh lý này
Phát hiện viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý chỉ sự nhiễm khuẩn tại đường tiết niệu (thận, niệu đạo, bàng quang, niệu quản). Những triệu chứng viêm đường tiết niệu bao gồm tình trạng, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đục, có thể tiểu ra mủ, máu. Việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra tác nhân gây viêm và có phác đồ chữa trị thích hợp.
Các thông số trong xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chúng ta phát hiện ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một số thông số quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu mà chúng ta nên biết, nó cho phép chúng ta đọc được kết quả xét nghiệm này
Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu. Bình thường âm tính. Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Bình thường âm tính. Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
Urobilinogen (UBG): Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật. Bình thường không có. Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
Billirubin (BIL): Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật. Bình thường không có. Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
Protein (pro): đạm, dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng. Bình thường không có. Chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
+ pH: Đánh giá độ acid của nước tiểu. Bình thường: 4,6 – 8
Blood (BLD): Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.Bình thường không có. Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL
Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu
Specific Gravity (SG): Đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)
bình thường: 1.005 – 1.030
Ketone (KET): Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai. Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
Glucose (Glu): Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai. Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
ASC (Ascorbic Acid)
Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận. Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L
Cách lấy mẫu nước tiểu đúng
- Lấy nước tiểu ngay khi thức dậy. Lấy nước tiểu ở giữa dòng ( sau khi đi tiểu bớt một ít sẽ lấy phần nước tiểu tiếp đó)
- Tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn. Nếu có điều kiện rửa sạch vùng kín trước khi đi tiểu thì càng tốt.
- Nhịn ăn sáng khi lấy mẫu nước tiểu
Trên đây là một số ý nghĩa, cũng như thông số về xét nghiệm nước tiểu mà chúng ta nên biết. Tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội sử dụng máy phân tích nước tiểu 10 thông số – Sản phẩm do Anh sản xuất sử dụng trong phân tích chuẩn đoán mức độ bệnh lý để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chỉ mất 10 phút là có kết quả phân tích, phát hiện những bất thường trong mẫu nước tiểu của bệnh nhân, giúp cho quá trình phát hiện và điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm người bệnh có thể chọn tư vấn trực tuyến hoặc gọi 024. 367 88888 để được các chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 024.378.66.888
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:00 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc